Từ lúc con mới lọt lòng, 100% các” mẹ đã biết sử dụng phương pháp này để giúp bé giỏi tư duy, tự tin giao tiếp, yêu gia đình quê hương đất nước. Nhưng đại đa số đều không biết đó đơn giản chỉ là “LỜI RU CỦA MẸ”.
Tác dụng của lời ru của mẹ:
* Bé yêu thích, dễ tiếp thu;
* Bé học cách tư duy, lập luận phân tích vấn đề một cách nhạy bén;
* Bé tự tin giao tiếp, trao chuốt ngôn từ và dùng “văn hay chữ đẹp” trong lời thoại hằng ngày một cách tự nhiên, sinh động;
* Nuôi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê Hương, yêu gia đình trong tâm hồn non nớt của bé;
* Phát triển khả năng âm nhạc, văn thơ, vốn từ vựng của bản thân;
* Giáo dục nhân cách đạo đức của bé bằng cách rất tự nhiên nhưng cực kỳ dễ tiếp thu;
* Kích thích khả năng quan sát của con về các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, trong đời sống hằng ngày.
Chắc hẳn bạn hết sức ngạc nhiên đúng không nào?
Vì trước giờ mẹ ru con theo thói quen nhưng ít khi để ý đến lợi ích của nó. Từ lúc bé mới sinh, mẹ đã dùng câu hò, ca dao để ru con ngủ. Lớn lên chút xíu, mẹ đã lồng ghép một cách tự nhiên một số câu thành ngữ, tục ngữ trong luc nói chuyện với con. Ví dụ như câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” được mẹ dùng rất nhiều lần để chỉ con cách chọn đồ dùng trong gia đình mỗi lúc đi mua sắm. Muốn con làm việc tốt như giúp đỡ người khác, mẹ đã dạy “lá lành đùm lá rách”
Ca dao với những âm điệu, lời văn dễ nhớ dễ thuộc.
Điều giúp con vừa tiếp thu nhanh lại vừa giúp trẻ ngêu ngao hát trong các buổi vui chơi cùng bạn bè. Bên cạnh việc ru con ngủ khi còn bé, khi con đã lớn, mình rất thích mỗi buổi tối trước khi con ngủ, ba mẹ con trò chuyện với nhau. Lúc đó, nhân tiện mẹ lồng ghép 1 hoặc 2 câu ca dao tục ngữ để cho con nghe. Thường thì mình sẽ chọn những câu liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của con. Tốt nhất mẹ nên quan sát sự việc xảy ra xung quanh con mỗi ngày và tối đến sẽ chọn một câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào đó mà truyền đạt cho con. Ví dụ ban ngày con gây gỗ với anh/chị/em mình, tối đến mẹ truyền đạt ý nghĩa câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Dù mẹ có giải thích hay yêu cầu bé yêu thương anh/chị/em của mình 10 lần thì cũng không bằng mẹ giải thích cho bé câu ca dao trên dù chỉ 1 lần. Đặc biệt là bé từ lúc lên 3, chỉ cần nghe lần thứ 2 câu cao dao đó là có thể thuộc ngay. Bảo đảm lần sau khi các con gây nhau, câu cao dao đấy phát lên đúng lúc, là ngưng ngay những tiếng cãi vã.
Từ hơn 1 tuổi là mẹ đã có thể lồng ghép dần dần các câu ca dao tục ngữ khi trò chuyện với bé rồi mẹ nhé. Hai bạn sinh đôi nhà mình hiện chỉ mới 6 tuổi nhưng mỗi khi bé nói chuyện, bé đã biết sử dụng sức mạnh của ca dao, tục ngữ trong lời văn rồi ạ.
Vì bé còn nhỏ nên các mẹ nhớ chọn mua những quyển sách về ca dao tục ngữ có minh họa bằng tranh nhé. Tranh vẽ sẽ giúp bé bắt mắt hơn, hứng thú học hơn nữa ý.
Viết bởi hãy chọn giá đúng